Phế liệu là gì? Phế liệu khác phế thải như thế nào?

Phế liệu nguy hiểm

Phế liệu là gì? Phân biệt phế liệu và phế thải

Phế liệu là khái niệm quen thuộc trong đời sống hằng ngày nhưng rất dễ nhầm lẫn với phế thải. Vậy khái niệm phân biệt hai loại này thế nào? 

Phế liệu là những sản phẩm, vật dụng, vật liệu đã được sử dụng một thời gian trong quá trình tiêu dùng và sản xuất. Sau đó chúng bị loại ra, được thu hồi để tái chế và dùng làm nguyên liệu sản xuất khác.

Đọc thêm các bài viết khác

Ve chai là gì ?

Sắt vụn là gì ?

Sự khác biệt của phế liệuphế thải là phế liệu vẫn còn có giá trị kinh tế. Khi trở thành phế liệu, chúng sẽ được các cá nhân, doanh nghiệp hoặc các cơ sở chuyên thu mua và cung cấp lại cho các công ty tái chế và tiếp tục trở thành các vật dụng phục vụ tiêu dùng và sản xuất. Các loại phế liệu có thể thu mua là : đồng, nhôm, sắt, bìa giấy, vỏ chai nhựa…

Phế liệu là gì ?
Phế liệu là gì ?

Đặc điểm của phế liệu

  • Là sản phẩm hoặc vật liệu bất kỳ bị loại ra từ quá trình sản xuất và tiêu dùng 

Các sản phẩm là những thứ là con người tạo ra và có thể sử dụng  được. Chúng được tồn tại hầu hết ở dạng vật thể. Những vật thể không sử dụng nữa mới được xem là phế liệu. Các sản phẩm này bị loại ra trong quá trình sử dụng, tiêu dùng hoặc sản xuất. Chủ sở hữu của của các sản phẩm này không cần dùng tới hoặc từ bỏ ý định sử dụng chúng.

  • Được thu hồi để sử dụng làm nguyên liệu sản xuất

Sản phẩm và vật liệu trở thành phế liệu, chủ sở hữu sẽ quyết định thu hồi để bán dưới hình thức hàng hóa, hoặc để dùng làm nguyên liệu sản xuất, hoặc xử lý nếu không sử dụng cho bất kì mục đích nào khác.

Phân loại phế liệu

Loại 1: Phế liệu thô

Phế liệu thô có số lượng chiếm ⅔ tổng sản lượng phế liệu trên thế giới. Loại phế liệu này gồm có đất đá tròn trong xây dựng hoặc trong khai thác các khoáng sản, bê tông, tro, kính gạch…

Phế lIệu thô
Phế lIệu thô

Loại phế liệu thô sẽ không thể nào phân hóa hay bốc cháy. Vậy nên được dùng để bồi đắp các vùng trũng hoặc san lấp mặt bằng như củng cố cồn đất, lấn biển hoặc làm bãi đá. 

Loại 2: Phế liệu không nguy hiểm

Phế liệu không nguy hiểm chiếm ⅓ tổng sản lượng phế liệu. Loại này bao gồm hoa, lá, gỗ, rơm, bìa carton, giấy học, giấy văn phòng, nhựa… Phế liệu không nguy hiểm có thể sử dụng tuần hoàn như đốt cháy để lấy nhiệt, nhóm lửa lò đốt hoặc ủ thành phân..đem lại lợi ích kinh tế nhỏ

Loại 3: Phế liệu nguy hiểm

Phế liệu nguy hiểm chiếm 5% tổng sản lượng phế liệu. Chúng bao gồm những loại phế liệu có chứa chất độc hại đối với con người, sinh vật và môi trường như vật liệu từ phóng xạ, chứa các chất hóa học, các chất thải y tế.

Phế liệu nguy hiểm
Phế liệu nguy hiểm

Vật liệu phóng xạ có thể lưu trữ và chờ phân hạch hết. Còn lại các vật liệu khác bắt buộc phải xử lý phân hủy theo quy trình quy định.

Lợi ích của việc tái chế phế liệu

Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ đã nghiên cứu, tái chế kim loại phế liệu đem liệu nhiều lợi ích cho môi trường, thay thế cho quặng sắt nguyên chất. Nó sẽ giúp giảm 86% ô nhiễm không khí, giảm 76% ô nhiễm nước, giảm 40% việc sử dụng nước, giảm 97% chất thải mỏ quặng, tiết kiệm 75% năng lượng và tiết kiệm 90% các nguyên vật liệu được sử dụng.

Lợi ích của tái chế phế liệu
Lợi ích của tái chế phế liệu

Tại Việt Nam, hiện nay, việc thu mua phế liệu tái chế là việc làm một mũi tên trúng ba đích. Đó là giúp bảo vệ môi trường,  giúp tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và giúp tăng trưởng nền kinh tế của chính các doanh nghiệp. Đây cũng là một lĩnh vực có lợi nhuận tương đối lớn, không cần vốn nhiều, ít cạnh tranh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *