Tìm hiểu về ngành nghề kinh doanh mua bán phế liệu, đồng nát

thu-mua-dong-nat

Phế liệu Việt xin chào các bạn, chúc các bạn có một ngày làm việc hiệu quả. Như chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh những người hay đi thu mua những vật phẩm đã qua sử dụng như sách cũ; bìa các tông; đồng nhôm; sắt vụn… phương tiện họ sử dụng là những chiếc xe đạp cũ đã lỗi thời, cùng với đó là rất nhiều bao bì để có thể đựng phế liệu cùng với đó là một chiếc cân nhỏ.

Không quản ngày nắng hay mưa, ngoài phố hay trong ngõ đâu đâu ta cũng có thể bắt gặp được những hình ảnh này. Đó là những người làm nghề đồng nát, chuyên đi thu mua sắt vụn để kiếm kế mưu sinh. Vậy nghề này có gì đặc biệt, hãy cùng PhelieuViet.com đi tìm hiểu nhé.

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng nghe các câu như: “Ai đồng chì, nhôm bẹp, dép rách, xoong nồi, lông ngan, lông vịt bán đi…”. Đó là tiếng rao đã trở thành “thương hiệu” của những người làm nghề thu mua phế liệu, thường được gọi dân dã bằng hai tiếng: “Đồng nát

Xe thu mua đồng nát
Xe thu mua đồng nát

Trong xã hội đang trong quá trình phát triển như hiện nay thì vẫn còn hàng nghìn người trên khắp cả nước đang hành nghề này. Một phần là do cuộc sống, một phần do hoàn cảnh bắt buộc. Nhưng đa phần những người theo nghề đồng nát đều có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, vất vả… Nghề đồng nát là nghề kén người. Không nhẫn nại, tỉ mỉ, sợ vất vả, khổ sở, không chịu được ánh nhìn khinh khi của người khác,…Có thể họ muốn con cái của mình có được một cuộc sống tốt đẹp hơn, hay cũng có thể làm nghề này để trả nợ cho gia đình, suy cho cùng thì cũng chỉ vì miếng cơm manh áo.

Những đồng tiền gom góp hằng ngày từ những chai nhựa, giấy vụn mà gia đình có thêm đồng ra đồng vào trong chi tiêu; đủ để tạo động lực giúp các chị vượt qua khó khăn, vất vả. Cuộc sống của họ thật bình dị nhưng cũng lắm chông gai; họ tích góp niềm vui từ những bìa giấy loại, những mảnh sắt vụn hay mỗi bì nilông…

Có khi, họ dùng bàn tay trần, bới tìm những thứ có thể tái chế được trong những thùng rác ven đường. Cái gọi là đồ bỏ đi của người khác có thể chính là bữa cơm có thịt hay đồng học phí ít ỏi cho những đứa con nhỏ ở quê sớm phải xa mẹ vì gánh nặng mưu sinh. Giấy vụn, lông gia cầm, vỏ lon bia, sắt vụn… Tất cả những gì mà người khác không dùng đến đều có thể trở thành thứ sinh lời cho những người thu mua đồng nát.

thu-mua-dong-nat
thu-mua-dong-nat

Nghề đồng nát cũng có tính “thời vụ”. Thường thì vào những ngày nghỉ cuối tuần thu nhập của người buôn đồng nát sẽ cao hơn. Bởi người dân, sinh viên thường đi làm, đi học suốt tuần, đến cuối tuần họ mới có thời gian dọn dẹp nhà cửa, thanh lý bớt những đồ phế phẩm. Thời điểm trước Tết – khi nhà nhà dọn dẹp, trang hoàng lại nhà cửa có những thứ bỏ đi và sau Tết với vỏ lon nước ngọt, chai bia,… cũng là dịp “làm ăn được” của đội ngũ thu mua đồng nát.

Hãy biết trân trọng và giúp đỡ những người làm nghề buôn phế liệu bởi không phải ai cũng có thể làm được nghề này. Nếu như không chăm chỉ, chịu khó cộng với kiên nhẫn thì chắc chắn sẽ khó có thể làm được công việc này, chưa tính bạn còn phải đối mặt với những nguy cơ mắc bệnh về hô hấp, bệnh ngoài da, tai nạn giao thông… Tất cả vì gia đình và làm cho môi trường được trong sạch hơn. Quả là một nghề cao quý và đáng được chân trọng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *