Tế bào gốc là gì? Sự thần kỳ của tế bào gốc trong chữa bệnh

Tế bào gốc là gì?

Công nghệ tế bào gốc đã trở thành cơn sốt trong giới y học và thẩm mỹ suốt thời gian qua nhờ những thành tựu đáng kinh ngạc. Hãy cùng dịch vụ mua bán phế liệu đi tìm hiểu tế bào gốc là gì và tác dụng “thần kỳ” đối với con người trong bài viết sau đây nhé!

Tế bào gốc là gì?

Tế bào gốc là loại tế bào duy nhất có khả năng phát triển thành các loại tế bào mới chuyên biệt trong cơ thể. Trong điều kiện thích hợp của cơ thể hoặc phòng thí nghiệm, tế bào gốc có thể phân chia thành nhiều tế bào con. Các tế bào con trở thành tế bào gốc mới (tự đổi mới) hoặc tế bào chuyên biệt (biệt hóa) như tế bào máu, tế bào xương, tế bào não, tế bào cơ tim…

Tế bào gốc là gì?
Tế bào gốc là gì?

Tế bào gốc được lấy từ đâu?

Tế bào gốc phôi (embryonic stem cell)

Phôi đến từ trứng được thụ tinh trong ống nghiệm nhưng không được cấy vào tử cung của người phụ nữ.

Các tế bào gốc này đến từ phôi đã được 3-5 ngày tuổi được gọi là phôi nang và có khoảng 150 tế bào. Đây là tế bào gốc đa năng, có thể phân chia thành nhiều tế bào gốc hoặc trở thành bất kỳ loại tế bào nào trong cơ thể.

Chúng có thể sống và phát triển trong các dung dịch đặc biệt trong ống nghiệm hoặc đĩa petri trong phòng thí nghiệm. Nhờ tính linh hoạt nên tế bào gốc phôi được dùng để tái tạo hoặc sửa chữa các mô và cơ quan bị bệnh.

Tế bào gốc trưởng thành (adult stem cell)

Được tìm thấy với số lượng nhỏ trong các mô trưởng thành như tủy xương hoặc chất béo. Tế bào gốc trưởng thành hạn chế hơn so với tế bào gốc phôi về khả năng tạo ra các tế bào khác nhau.

Chúng có thể tạo ra nhiều loại tế bào khác nhau. Ví dụ, tế bào gốc tủy xương có khả năng tạo ra các tế bào cơ xương hoặc tim.

Tế bào gốc thai (fetal stem cell)

Được phát hiện trong nước ối, máu cuống rốn và có khả năng thay đổi thành các tế bào chuyên biệt.

Tính chất của tế bào gốc

Một tế bào gốc cần đảm bảo hai yếu tố là khả năng tự làm mới và tiềm năng thay đổi:

Tự làm mới (self-renewal): có thể đi xuyên suốt các chu kỳ sinh sản của tế bào nhưng vẫn giữ được tình trạng không biệt hóa.

Tiềm năng (potency): có thể biến đổi thành các dạng tế bào chuyên biệt.

  • Tế bào gốc toàn năng (totipotent): các tế bào chưa biệt hóa có khả năng biến đổi thành các loại tế bào khác nhau trong cơ thể từ tế bào ban đầu. Loại tế bào này có thể phát triển thành thai nhi hay cơ thể hoàn chỉnh.
  • Tế bào gốc vạn năng (pluripotent): các tế bào chưa biệt hóa có khả năng biến đổi thành các tế bào của cơ thể có nguồn gốc từ ba lá mầm phôi: lá trong, lá giữa và lá ngoài. Loại tế bào này chỉ có thể tạo ra các dòng tế bào, mô nhất định.
  • Tế bào gốc đa năng (multipotent): các tế bào có khả năng biến đổi thành loại tế bào trong cùng một hệ thống có liên quan. Ví dụ, tế bào gốc tạo máu có thể trở thành tế bào hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu lympho…
  • Tế bào gốc đơn năng (unipotent): các tế bào đã biệt hóa chỉ có khả năng tạo ra tế bào cùng loại. Ví dụ, tiểu cầu tạo tiểu cầu mới, tế bào hồng cầu tạo hồng cầu mới…

Ý nghĩa của tế bào gốc

Phương pháp tế bào gốc có thể giúp các chuyên gia tìm hiểu về một số chức năng và vấn đề trong cơ thể. Từ đó, đem đến nhiều giải pháp khả thi cho việc điều trị một số căn bệnh nan y chưa có thuốc chữa.

Các nhà khoa học hy vọng trong tương lai tế bào gốc sẽ được ứng dụng để thay thế các tế bào đã bị tổn hại do bệnh tật trong cơ thể.

Phân loại các tế bào gốc

Căn cứ vào nguồn gốc phân lập, có thể chia thành các loại tế bào gốc sau đây: tế bào gốc phôi thai, tế bào gốc trưởng thành và tế bào gốc vạn năng cảm ứng.

Tế bào phôi thai

Có nguồn gốc từ phôi thai 3 – 5 ngày tuổi, dùng một loại enzyme đặc biệt để phân tách các tế bào của khối và thu được tế bào gốc phôi.

Tế bào trưởng thành

Có nguồn gốc từ các mô của người trưởng thành, như tủy xương hoặc mỡ, ở trẻ em, thai nhi hoặc được tách chiết từ máu cuống rốn.

Tế bào vạn năng cảm ứng (iPS)

Là loại tế bào gốc toàn năng được tạo ra từ các tế bào trưởng thành. Chúng có khả năng sinh sôi vô hạn và phát triển thành mọi loại tế bào khác trong cơ thể tim, gan, tụy, thần kinh… Công dụng của tế bào gốc này hứa hẹn sẽ tạo ra bước đột phá trong lĩnh vực y học.

Tác dụng của tế bào gốc

Tế bào gốc tái tạo mô

Khả năng tái tạo mô tế bào chính là ứng dụng quan trọng nhất của thành tựu công nghệ tế bào. Ví dụ, việc cấy ghép nội tạng hiện nay đang thiếu hụt nguồn hiến tạng. Tuy nhiên, vấn đề này có thể được giải quyết nhờ việc cấy tế bào gốc để tái tạo một số cơ quan trong cơ thể.

Hoặc với các bệnh nhân bị bỏng nặng cần phải thay da mới, bác sĩ có thể tiêm tế bào gốc vào bên dưới bề mặt da để tạo các tế bào da mới.

Tác dụng của tế bào gốc
Tác dụng của tế bào gốc

Tế bào gốc làm đẹp

Công nghệ sinh học tế bào gốc giúp cải thiện các vấn đề về da như sắc tố, lão hóa, lỗ chân lông to và làm săn chắc da mặt, cụ thể:

  • Tăng cường hàng rào bảo vệ cho da
  • Cải thiện tình trạng mụn nám, sẹo lõm, sẹo mụn
  • Làm mờ sắc tố và đốm đen, sáng da
  • Tái sinh collagen và elastin tại các vùng da bị tổn thương
  • Tăng cường độ săn chắc và đàn hồi của da

Hiện nay trên thị trường có bán rất nhiều sản phẩm, thuốc tế bào gốc như tế bào gốc của Mỹ, Pháp… cũng có hiệu quả làm đẹp khá tốt.

Tế bào gốc trị bệnh

Các nhà khoa học vẫn đang tiến hành nghiên cứu cách sử dụng tế bào gốc như thế nào để điều trị bệnh và nâng cao chất lượng sống.

  • Các bệnh về máu: tế bào gốc tạo máu trưởng thành giúp hỗ trợ điều trị các bệnh như bạch cầu, hồng cầu hình liềm và suy giảm miễn dịch. Loại tế bào này có thể tạo ra tất cả các loại tế bào máu, trong đó có các tế bào hồng cầu và bạch cầu.
  • Bệnh Parkinson: sự tổn thương tế bào não dẫn đến các cử động cơ bắp không thể kiểm soát của bệnh nhân Parkinson. Tế bào gốc bổ sung các mô não bị tổn thương, tạo ra các tế bào não chuyên biệt để kiểm soát các cử động cơ bắp.
  • Bệnh tim mạch: các nhà khoa học đang nghiên cứu phát triển các tế bào tim khỏe mạnh trong phòng thí nghiệm để cấy ghép cho bệnh nhân. Các tế bào mới này có thể điều trị tổn thương và phục hồi tim thông qua các mô khỏe mạnh.
  • Bệnh tiểu đường: người bị tiểu đường tuýp 1 có thể nhận các tế bào tuyến tụy để thay thế cho các tế bào đã mất hoặc bị phá hủy.

Ứng dụng của tế bào gốc trong Y học

Hỗ trợ điều trị ung thư, các bệnh hiểm nghèo

Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh tế bào gốc có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư, các bệnh nan y. Cơ chế kích thích tủy xương giải phóng nhiều hơn tế bào gốc vào máu, từ đó tế bào gốc sẽ thay thế các tế bào bị tổn thương hoặc lão hóa trong cơ thể. Đặc biệt, còn có khả năng tái tạo các tế bào bị tiêu diệt trong quá trình xạ trị và hóa trị.

Bệnh tiểu đường

Liệu pháp cấy tế bào gốc thúc đẩy cơ thể tái tạo các tế bào beta sản sinh insulin, giúp ổn định đường huyết cho người bệnh.

ứng dụng của tế bào gốc
ứng dụng của tế bào gốc

Đối với bệnh tim mạch

Tế bào gốc giúp tủy xương giải phóng nhiều tế bào gốc hơn vào máu, cải thiện tình trạng xơ vữa động mạch, tăng sức bền thành mạch, từ đó giúp ổn định huyết áp và phòng ngừa xơ vữa động mạch.

Đối với bệnh nhồi máu cơ tim

Phương pháp tăng sinh tế bào gốc nội sinh giúp tăng khả năng hồi phục và giảm thời gian điều trị cho bệnh nhân nhồi máu cơ tim.

Đối với bệnh đa xơ cứng

Sau một thời gian sử dụng tế bào gốc, độ cứng và các cơn đau cơ của một số bệnh nhân giảm đáng kể, các động tác và phối hợp vận động dễ dàng hơn.

Đối với bệnh não

Dưới tác dụng của tế bào gốc, số lượng tế bào não tăng lên, tăng cường kết nối giữa các tế bào thần kinh, cải thiện sự phối hợp vận động, phát triển trí tuệ , giảm thiểu các rối loạn tâm thần và chứng động kinh.

Đối với bệnh Parkinson

Phương pháp tăng sinh tế bào gốc nội sinh giúp tái tạo các tế bào thần kinh sản xuất ra dopamine, cải thiện chứng rung đối với bệnh nhân Parkinson.

Đối với bệnh gan

Giải pháp tăng sinh tế bào gốc giúp thay thế các tế bào gan bị tổn thương, cải thiện rõ rệt tình trạng bệnh, thể hiện qua các kết quả xét nghiệm.

Hỗ trợ các bệnh nhân bỏng

Các tế bào gốc kịp thời đến vết thương thông qua lưu thông máu để thay thế cho các tế bào đã bị hủy hoại. Thậm chí nếu được sử dụng kịp thời thì có thể thay thế cho việc cấy ghép da.

Lưu trữ tế bào gốc

Chúng ta có thể hiến tặng tế bào gốc để giúp đỡ những người đang mắc bệnh hoặc lưu trữ cho bản thân, từ các nguồn sau:

  • Tủy xương: bạn sẽ được gây mê toàn thân từ xương hông hoặc xương chậu, sau đó bác sĩ sẽ cô lập các tế bào gốc từ tủy xương để lưu trữ hoặc hiến tặng.
  • Tế bào gốc ngoại vi: bạn sẽ được tiêm một số mũi khiến cho tủy xương giải phóng tế bào gốc vào máu. Sau đó, máu được lấy ra khỏi cơ thể và đi qua máy tách tế bào gốc.
  • Máu cuống rốn: Tế bào gốc này được thu lại từ dây rốn sau khi sinh mà không ảnh hưởng đến em bé. Bạn có thể hiến máu dây rốn hoặc lưu trữ.

Nếu lưu trữ tế bào gốc, bạn có thể dễ dàng tiếp cận khi cần thiết trong tương lai và giảm thiểu khả năng đào thải tế bào.

Trên đây là tổng hợp kiến thức cần biết về tế bào gốc. Tuy vẫn còn không ít tranh xoay quanh việc ứng dụng công nghệ tế bào, nhưng không thể phủ nhận thành tựu của công nghệ tế bào trong điều trị bệnh và làm đẹp. Do đó, bạn hoàn toàn có thể cân nhắc đến việc ứng dụng tế bào gốc nếu có điều kiện nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *