EVFTA là gì? hiệp định thương mại EVFTA có hiệu lực khi nào?

EVFTA là gì ?

Hiệp định EVFTA được ký kết thành công đã mang đến cho Việt Nam nhiều cơ hội phát triển cũng như thách thức nhất định. Vậy EVFTA là gì? Để hiểu rõ hơn về hiệp định này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của Phế Liệu Hà Nội nhé !

EVFTA là gì? 

EVFTA là viết tắt của từ gì? EVFTA là viết tắt của cụm từ “European-Vietnam Free Trade Agreement”, được hiểu là hiệp định thương mại tự do Châu Âu – Việt Nam. 

EVFTA là gì ?
EVFTA là gì ?

Theo wikipedia, EVFTA là thỏa thuận thương mại tự do giữa Việt Nam với 28 nước thành viên của EU. Đây là hiệp định thương mại có phạm vi và mức độ cam kết sâu, rộng nhất từ trước đến nay của Việt Nam bên cạnh hiệp định TPP (Đối tác xuyên Thái Bình Dương). 

Nguồn wiki: https://en.wikipedia.org/wiki/European_Union%E2%80%93Vietnam_Free_Trade_Agreement

Theo hiệp định, các quốc gia ký kết có mục tiêu chính là tạo ra khu vực mậu dịch chung nhằm xóa bỏ những trở ngại kinh tế do hàng rào thuế quan gây nên. Với tầm đặc biệt quan trọng, hiệp định sẽ diễn ra theo một lộ trình cụ thể và rõ ràng. 

Hiệp định EVFTA VietNam được ký kết vào thời gian nào? 

EVFTA được ký kết vào ngày 30/6/2019. Tuy nhiên, trước khi đi đến buổi lễ ký kết chính thức, chúng ta phải trải qua một hành trình dài, bắt đầu từ năm 2010  để đàm phán và chinh phục. Cụ thể như sau: 

  • Tháng 10/2010: Chủ tịch của EU đồng ý cùng Thủ Tướng Chính Phủ Việt Nam khởi động cuộc đàm phán. 
  • Tháng 6/2012: Khởi động đàm phán EVFTA chính thức được công bố bởi Bộ trưởng Bộ công thương Việt Nam và Cao ủy Thương Mại của EU. 
  • Tháng 12/2015: Đàm phán chính thức kết thúc và chuyển sang giai đoạn rà soát pháp lý để chuẩn bị ký kết.
  • Tháng 6/2017: Cuộc rà soát cấp kỹ thuật đã được hoàn thành. 
  • Tháng 9/2017: EU đã đề nghị tách nội dung về bảo hộ đầu tư & giải quyết tranh chấp giữa nhà nước với nhà đầu tư ra khỏi EVFTA và trở thành một điệp định mới. 
  • Tháng 6/2018: Hình thành 2 hiệp định mới: EVFTA (Hiệp định thương mại tự do) và IPA (Hiệp định về bảo hộ đầu tư). 
  • Tháng 10/2018: Ủy ban Châu Âu đã chính thức thông qua hiệp định IPA và EVFTA. 
  • Ngày 30/6/2019: Hiệp định EVFTA và IPA chính thức được ký kết giữa EU và Việt Nam. 

Như vậy, sau 9 năm ròng rã đàm phán và chuẩn bị, chúng ta đã ký kết thành công hiệp định thương mại EVFTA. Bắt đầu từ ngày 1/8/2020, hiệp định chính thức có hiệu lực sau khi được Quốc hội hai bên phê chuẩn. 

Những thuận lợi và thách thức của Việt Nam khi ký kết EVFTA

Thuận lợi của hiệp định EVFTA
Thuận lợi của hiệp định EVFTA

Về thuận lợi

 

  • Mang đến nhiều cơ hội phát triển thương mại giữa EU và Việt Nam

 

Theo đó, ước tính có đến 99% các loại thuế quan sẽ dần được dỡ bỏ khi hiệp định có hiệu lực. Đặc biệt, EU cũng gỡ bỏ thuế quan đối với hàng nghìn mặt hàng có xuất xứ tại Việt Nam. Điều này không chỉ gắn kết tình cảm giữa hai khu vực mà còn giúp các doanh nghiệp trong nước tối đa hóa lợi nhuận, tạo sự đa dạng cho thị trường về các mặt hàng xuất khẩu. Bên cạnh đó, khi các mặt hàng Việt Nam được xuất sang EU không phải chịu thuế hoặc chịu thuế thấp sẽ giúp làm giảm giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh với những sản phẩm đến từ các quốc gia khác. 

 

  • Mang lại nguồn FDI tốt hơn cho Việt Nam

 

EU đang là một trong các nhà đầu tư nước ngoài có số vốn lớn nhất tại thị trường Việt Nam. Vì vậy, khi EVFTA có hiệu lực sẽ giúp ta thu hút được nhiều nhà đầu tư hơn. Từ đó, mở ra nhiều cơ hội việc làm hơn cho người dân, góp phần hạ tỷ lệ thất nghiệp xuống mức thấp nhất. 

 

  • Tăng hiệu quả bảo vệ môi trường

 

Việt Nam đang phải đối mặt với nguy cơ ô nhiễm môi trường nặng nề do hệ quả của công nghiệp hóa gây nên. Rất nhiều các vấn đề về môi trường xuất hiện như: ô nhiễm đất, nước, không khí, mất đa dạng sinh học, mất cân bằng sinh thái,… Vì vậy, hiệp định EVFTA sẽ giúp Việt Nam có những biện pháp thiết thực hơn để bảo vệ môi trường. 

 

  • Cải thiện chuỗi thực phẩm sạch 

 

An toàn thực phẩm đang là mối quan tâm hàng đầu của Việt Nam. Thực tế, chúng ta đã có nhiều hành động để bảo vệ an toàn thực phẩm nhưng không đạt hiệu quả cao. 

Vì vậy, sau khi ký kết EVFTA, một số sản phẩm như hạt tiêu, cà phê hay các loại hạt muốn nhập khẩu được vào thị trường Châu Âu thì phải đáp ứng được tiêu chuẩn của họ. Nhờ vậy, chất lượng sản xuất của chúng ta được nâng cao hơn, tạo động lực của nông nghiệp Việt Nam phát triển xa hơn. Hơn nữa, người nông dân cũng ý thức rõ hơn về trách nhiệm của bản thân với vấn đề an toàn thực phẩm. 

Thách thức

Bên cạnh những cơ hội phát triển trên, Việt Nam cần nhanh chóng cải thiện, nâng cao quy trình sản xuất và kiểm định chất lượng để có thể đáp ứng yêu cầu của thị trường Châu Âu. 

Nhìn chúng, EVFTA không chỉ là bước đệm cho sự phát triển về kinh tế và xã hội Việt Nam mà nó còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc tương trợ lẫn nhau giữa các quốc gia, nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid – 19 diễn biến phức tạp như hiện nay. Mong rằng qua những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ EVFTA là gì và những thuận lợi cũng như thách thức mà Việt Nam đang phải đối mặt!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *