Bạn vô tình “lọt hố” một nhóm nhạc K-Pop và bạn đang bắt đầu tìm hiểu tất tần tật thông tin về nhóm nhạc đó. Và tình cờ bạn bắt gặp từ bias và stan nhưng lại chưa biết bias là gì, stan là gì? Hãy theo dõi bài viết này của Phelieuviet.com để nhận được giải đáp chính xác nhất nhé!
Content
Bias là gì?
Trước khi tìm hiểu bias là gì Kpop chúng ta cần phải hiểu được ý nghĩa cơ bản nhất về từ này. Bias có thể vừa đóng vai trò là một danh từ, một phó từ và cũng có thể là một ngoại từ.
- Khi “bias” đóng vai trò là một danh từ thì nó sẽ mang ý nghĩa là độ nghiêng, dốc, xiên.
- Khi “bias” là một phó từ nó có nghĩa là đường chéo, thường là cắt chéo (vải vóc).
- Khi “bias” có vai trò là một ngoại động từ thì nó mang nghĩa là khuynh hướng, thiên về cái gì hoặc có thành kiến đối với ai.
Bias là gì trong Kpop?
Bias là một thuật ngữ đặc biệt phổ biến và không còn quá xa lạ trong cộng đồng fan âm nhạc trên thế giới hiện nay và đặc biệt là đối với các bạn fan yêu thích thể loại nhạc K-Pop. Nghĩa của từ bias trong Kpop rất khác, nó được hiểu nôm na là thần tượng, idol mà bạn yêu thích nhất, làm nhiều việc vì họ nhất.
Bias cũng có thể được hiểu theo ý nghĩa khác đó là gây ra sự chú ý của người khác nhằm gây ảnh hưởng đến một việc nào đó, hay là sự yêu thích của cộng đồng dành cho một người nào đó. Đây chính là ý nghĩa được sử dụng rộng rãi nhất của bias.
Ví dụ: Trong nhóm nhạc BLACKPINK có 4 người thì người bạn yêu thích nhất chính là Jennie thì bạn có thể dành cho Jennie nhiều tình cảm và sự ủng hộ hơn như tự mình chuẩn bị món quà để tặng sinh nhật Jennie mà không phải làm cho những người khác.
Stan là gì?
Nhiều bạn tự nhận mình là một stan Kpop nhưng thực tế lại chưa hiểu hết được ý nghĩa của từ này đâu nhé! Vậy stan là gì trong Kpop nhỉ? “Stan” thực chất không phải là từ tiếng Anh chính gốc như nhiều người lầm tưởng. Nó đơn giản chỉ là một từ lóng được ghép bởi 2 từ “stalker + fan” => stan, trong đó:
- Stalker: Ám chỉ những người theo dõi, hóng chuyện, quan tâm quá mức vào một vấn đề nào đó.
- Fan: Để chỉ đích danh những người hâm mộ.
Nếu xét về ý nghĩa của từ này thì nó gần giống với từ sasaeng – fan cuồng trong tiếng Hàn nhưng mức độ không bằng và văn minh hơn sasaeng fan rất nhiều. Tức là bạn đang hâm mộ cuồng nhiệt một idol nào đó và hầu như chỉ dành thời gian để quan tâm đến họ mà thôi. Cứ rảnh rỗi là bạn lại theo dõi mọi tin tức cũng như hoạt động của họ và không bỏ lỡ bất cứ điều gì liên quan đến họ.
Theo nhiều người thì nguồn gốc của từ này được bắt đầu từ bài hát có tên “Stan” của rapper Eminem ra mắt vào năm 2000 khi nội dung bài hát miêu tả hành động và suy nghĩ của một fan hâm mộ cuồng loạn mất hết lý trí.
Trong bài hát, từ stan mang nghĩa ám chỉ fan cuồng, khá giống với từ sesaeng fan như đã nói ở trên. Tức là bạn yêu thích cuồng nhiệt một ai đó, theo dõi mọi tin tức về họ không thiếu thứ gì. Hơn nữa, ý nghĩa của từ stan trong bài hát mô tả cũng gần giống với những người hâm mộ K-pop vì vậy mà cộng đồng yêu nhạc Kpop đã bắt đầu sử dụng từ này.
Ví dụ: Nếu bạn nhận mình là stan của nhóm nhạc BTS thì tức là bạn chỉ yêu thích mỗi 7 thành viên của BTS và yêu mọi thứ thuộc về BTS. Đặc biệt là bạn không được thích thêm idol khác, vậy mới gọi là stan.
Tìm hiểu sự khác biệt giữa stan và bias trong Kpop
Nhiều người vẫn lầm tưởng stan và bias là 2 thuật ngữ có nghĩa tương tự nhau nhưng trên thực tế này lại có những tầng ý nghĩa khác nhau và hoàn toàn tách biệt các bạn nhé. Cần phân biệt chính xác để không dùng sai. Cụ thể là:
Về phần định nghĩa
- Stan: Là từ để chỉ những người hâm mộ, fan cứng luôn luôn theo dõi và yêu thích cũng như ủng hộ hết mình thần tượng của mình mọi lúc, mọi nơi.
- Bias: Bias cũng là từ để chỉ các fan hâm mộ, thế nhưng nó lại mang nghĩa miêu tả 1 khuynh hướng nào đó, cụ thể là thiên về một thứ gì đó của bản thân nhiều hơn. Hiểu đơn giản dưới góc nhìn của một fan hâm mộ Kpop thì bias là từ để chỉ sự thiên vị của một người nào đó với một thành viên duy nhất trong 1 nhóm nhạc Kpop.
Về xếp loại mức độ “cuồng nhiệt”
Dựa theo định nghĩa của từng thuật ngữ trên thì bạn có thể sắp xếp từng loại theo các mức độ yêu thích như sau: Bias rồi đến stan.
Không ít người đã có những nhầm lẫn không hề nhỏ giữa các từ ngữ này và sử dụng chúng sai trong nhiều tình huống hay văn cảnh. Vậy nên việc hiểu rõ về mức độ, ý nghĩa của từng từ sẽ giúp bạn tránh được những tình huống sai lầm không đáng có.
Một số thuật ngữ liên quan đến bias
Ngoài bias và stan thì bạn cũng nên tìm hiểu thêm về những thuật ngữ sau đây để việc “đu” Kpop được dễ dàng hơn nhé!
Lật bias là gì?
Cụm từ lật bias là một tiếng lóng do cộng đồng Army fan của BTS sử dụng đầu tiên. Bạn có thể hiểu đơn giản lật bias giống như lật thuyền vậy, vốn ban đầu bạn rất thích và chỉ thích anh chàng em út Jungkook tài năng đẹp trai nhưng vì 1 lý do nào đó có thể là vì 1 fancam ấn tượng hay 1 hành động “chết người” khiến bạn đổ gục anh chàng rapper Suga cùng nhóm thì đó thể hiểu là lật bias.
Cognitive bias là gì?
Từ này không có liên quan gì đến cộng đồng Kpop. Có khá nhiều định nghĩa trôi nổi trên Internet về cụm từ này nhưng định nghĩa chính xác và hay nhất là: “Thiên kiến nhận thức thực chất là một sai sót có tính hệ thống bên trong nhận thức của một người do đang ở trong một môi trường nhất định.”
Ultimate bias là gì?
Ultimate bias là từ ghép của ultimate và bias. Trong đó, ultimate có nghĩa là quan trọng, tốt nhất trong tất cả các loại còn bias thì đã có giải thích như trên. Như vậy bạn có thể hiểu ultimate bias là một bias mà bạn yêu thích nhất ở trong danh sách bias của bạn, là thần tượng Kpop mà bạn dành nhiều tình cảm nhất trong số các thần tượng mà bạn đang support.
Ví dụ: Trong số các idol mà tôi yêu thích thì người tôi dành tình cảm sâu đậm nhất là IU.
Card bias là gì?
Nếu đã là fan Kpop thì chắc chắn bạn sẽ không thể không biết đến card bias, đây một loại thẻ có in hình ảnh của các idol Hàn Quốc và thường đi kèm khi bạn mua album của nhóm nhạc.
Tuy nhiên để trúng card bias của mình thì tất cả đều phải dựa vào may mắn vì hầu hết album đều là phát hành ngẫu nhiên và không ai có thể biết được trong album có card của ai. Cũng vì vậy mà hình thức trade card (trao đổi card) để sưu tầm cũng trở nên phổ biến để các fan có thể sở hữu card bias của mình. Thậm chí có bạn còn đầu tư rất nhiều tiền chỉ vì 1 tấm card.
Bias là gì trong Facebook?
Bias được sử dụng trên Facebook cũng tương tự như trong Kpop vì các fan Kpop bây giờ chủ yếu hoạt động trên Facebook là chính. Họ cũng thường xuyên cập nhật tin tức của idol thông qua Facebook nên bias cũng được dùng nhiều trên mạng xã hội này.
Bias wrecker là gì?
Bias wrecker là từ ghép giữa bias và wrecker trong đó wrecker có thể hiểu là “kẻ chen chân”, “người phá hoại”. Đây là thuật ngữ chuyên dùng để chỉ một thành viên khác trong cùng một nhóm đang bắt đầu đe dọa vị trí “ông hoàng” bias của bạn nhưng không hoặc chưa đủ thích để trở thành bias của bạn.
Bias BTS là gì?
Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều biết thì BTS là nhóm nhạc nam cực kỳ nổi tiếng ở Hàn Quốc, bao gồm 7 thành viên. Họ không chỉ được yêu thích tại Hàn mà còn được đông đảo các fan hâm mộ trên khắp thế giới hâm mộ. Nhóm đã dành được nhiều kỷ lục và làm rạng rỡ ngành công nghiệp Kpop.
Bias idol là gì?
Để chỉ sự yêu thích một nhân vật thần tượng nghệ sĩ có ảnh hưởng lớn và họ được rất nhiều người yêu thích và hâm mộ. Một bias idol sẽ luôn luôn ủng hộ cũng như tin tưởng thần tượng của họ trong bất kỳ dự án âm nhạc nào sắp được ra mắt.
Thông qua bài viết này của chúng tôi chắc hẳn các bạn đã biết rõ bias và stan là gì cũng như sự khác biệt cơ bản giữa bias và stan như thế nào rồi đúng không? Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp bạn sớm hoà nhập với cộng đồng Kpop tràn đầy năng lượng nhé!