Dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng virut nCoV gây ra đang đe dọa toàn thế giới. Dịch bùng phát ở Trung Quốc – láng giềng của Việt Nam mang tới sự hoang mang cho dân chúng. Những triệu chứng của virut nCoV khiến nhiều người bị ho, cảm, sốt thông thường lâm vào thế sợ hãi. Phế Liệu Việt muốn cung cấp cho bạn đọc những hiểu biết ban sơ về ho mà có thể bạn chưa biết, và phần nào giúp bạn phân biệt được ho do thời tiết, ho do các bệnh khác chứ không phải nCoV.
Ho là tình trạng chung thường gặp ở nhiều người, nhưng sở dĩ, ho không phải là bệnh mà là dấu hiệu của một số căn bệnh khác như tiêu hóa, tim mạch và đặc biệt là các bệnh đường hô hấp. Nhiều người thường bị ho thường xuyên nhưng không bao giờ nghĩ mình bị bệnh gì nguy hiểm. Tuy nhiên bạn cần biết, ho đi kèm co thắt hay những cơn đau tức ngực, ho ra máu hay rất nhiều đờm kéo dài có thể là hồi chuông cảnh báo bạn đang mắc những căn bệnh nan giải như : ung thư phổi, viêm phế quản mạn, viêm phổi, lao phổi.
Trang bị cho bản thân những hiểu biết cơ bản về triệu chứng ho để bạn và gia đình có thể phân biệt giữa ho thông thường và ho do những bệnh lý nan giải để có thể đi khám bác sĩ chuyên khoa kịp thời.
Content
Ho là gì ?
Họ là một phản xạ có điều kiện, phản xạ này xuất hiện đột ngột nhưng lặp đi lặp lại. Các tế bào dọc theo đường hô hấp bị kích thích , phổi đẩy không khí ra ngoài với tốc độ và áp lực cao kéo theo các vi khuẩn, chất bài tiết, đây cũng là nguồn và nguyên nhân gây ra tình trạng lây nhiễm.
Phản xạ của ho gồm 3 giai đoạn : đầu tiên là hít vào, sau đó một cơ chế bắt buộc phải thở ra, hơi thở ép vào thanh môn, lượng không khí sẽ được thoát mạnh ra ngoài và điều này thường kèm với một âm thanh đặc trưng của việc ho.
Ho được phân ra ba cấp : cấp tính, bán cấp, hoặc mạn tính tùy thuộc vào thời gian kéo dài cơn ho
Khi ho sẽ đi kèm các dấu hiệu và triệu chứng nào ?
Ho có thể do cảm sốt thông thường cũng có thể là triệu chứng của các bệnh mãn tính. Bạn có thể phân biệt được mình bị bệnh gì qua phân biệt tiếng ho và các triệu chứng đi kèm.
Ho do các bệnh trong đường hô hấp
Viêm mũi họng : Ho khan hoặc ho có đờm kèm theo sốt cao hoặc ho mà không sốt có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị viêm họng cấp. Bạn thấy mình bị ho kèm khó nuốt, nuốt vướng và rát họng, khi soi khám thấy họng đỏ, họng có hạt, có mủ hoặc thấy amidan sưng đỏ. Trong trường hợp này, bạn sẽ nhanh chóng bị khàn hoặc mất tiếng
Viêm khí, phế quản : bạn sẽ sốt cao kèm ho khan giai đoạn đầu và ho nặng, có đờm vào giai đoạn sau. Đờm khi ho có thể loãng hoặc đặc, màu trắng hoặc vàng. Bạn cần nắm chắc những đặc điểm này để đi thăm khám kịp thời, cắt thuốc đúng bệnh và trị nhanh chóng.
75 % người mắc viêm phế quản mạn là người hút thuốc lá. Họ ho có nhiều đờm, thường ho kèm khạc 3 tháng trong một năm và liên tục trong 2, 3 năm liền. Bệnh ho của người hút thuốc có tần suất tái phát rất cao, khi tiếp xúc với không khí không trong lành, không khí lạnh có độ ẩm cao hay khí độc.
Giãn phế quản khiến bạn ho nhiều vào ban sáng và ho kèm nhiều đờm. Đờm ho chia làm 3 lớp lớp mủ, chất nhày và trên cùng là bọt lẫn dịch. Giãn phế quản đôi khi khiến bạn ho ra máu và tái phát đều đặn mỗi khi bội nhiễm.
Bệnh hen thường gặp nhiều hơn ở lớp trẻ và tuổi trung niên. Người bệnh không sốt nhưng về đêm hay khó thở từng cơn, trong cơn khó thở có tiếng rít cò cử. Đờm có màu trắng, loãng nhưng sau nhiều lần tái phát đờm chuyển màu vàng.
Bệnh ở phổi : Ho đờm quánh, dính, đờm màu rỉ sắt, ho kèm đau ngực, rét run, sốt cao, khi xét nghiệm thấy bạch cầu trong máu tăng cao. Bệnh phổi khiến người bệnh chán ăn, người gầy, sút cân, nhiều khi sốt nhẹ về chiều. Lao phổi khiến người ta tương đối sợ hãi và sẽ đi khám ngay bởi nó ho kèm máu hoặc ho ra máu tươi.
Những người làm việc ở công trường, hầm mỏ, công nhân nhà máy dệt, may, xi măng có nguy cơ mắc bệnh bụi phổi cao. Bệnh nhân bị ho kéo dài, đờm màu đen hoặc đục, những cơn ho và tần suất kéo dài khiến người bệnh đau thắt ngực, ảnh hưởng toàn thân.
Ung thư phế quản : thường gặp ở người già và người hút thuốc lá. Người bệnh ăn uống kém, sút cân nhanh, ho ra máu, đau lồng ngực. U chèn ép gây xẹp phổi, người bệnh khó thở. Kinh nghiệm rút ra là khi ho ra máu, sút cân nhanh chóng trong một khoảng thời gian chúng ta nên đi chụp Xquang, chụp cắt lớp vi tính để xác định.
Ho do các bệnh ngoài đường hô hấp
Ho do tác dụng phụ của thuốc : khi bạn ho khan mà không rát họng trước đó, ho nhiều về đêm thì có thể suy nghĩ về những thuốc bạn đang sử dụng. Một số loại thuốc , ví dụ thuốc tăng huyết áp , có thể gây ho khan ở vài người bệnh. Khi có nghi ngờ, bạn cần có sự trao đổi với y, bác sĩ , dược sĩ để tìm ra phương án điều chỉnh thuốc kịp thời
Ho do bệnh bạch hầu thanh quản : bệnh nhân có màng trắng ở họng gây khó thở , nặng hơn phải mở khí quản. Ho có tiếng ông ổng, toàn thân người bệnh trong tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc nặng.
Ho do các vấn đề tim mạch : áp lực động mạch phổi tăng, phổi bị ứ huyết, bệnh hẹp van hai lá, tâm phế mạn, viêm màng ngoài tim, suy tim. Các bệnh như Áp-xe gan, dưới cơ hoành sẽ gây phản ứng phổi – màng phổi, kích thích màng phổi gây ho khan kèm theo đau tức ngực.
Ho do dị vật tắc đường hô hấp : bệnh nhân khó thở, người ngột ngạt như sắp chết, ho sặc sụa người tím tái, tiếng thở rít nặng nhọc, bạn cần kiểm tra ngay cổ họng bệnh nhân có mắc dị vật. Khi dị vật xuống sâu hơn thì tình trạng ho, khó thở sẽ đỡ.
Ngoài ra, người bị u xơ tử cung, trào ngược dạ dày, rối loạn tinh thần, sởi, bạch cầu, nhiệt hán cũng có thể bị ho, người bình thường gặp các trường hợp thay đổi nhiệt độ nóng, lạnh, môi trường , hít phải hơi độc cũng có thể gây ho.
Trị bệnh phải trị tận gốc, để trị ho hiệu quả bạn phải biết được nguyên nhân nhưng làm cho đờm kéo theo virut thoát ra ngoài lại vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, phòng còn hơn chống, chúng ta cần trang bị tư trang kiến thức về các triệu chứng bệnh cũng như thiết lập một chế độ sinh hoạt và ăn uống khoa học, dùng thực phẩm tốt cho sức khỏe để tăng sức đề kháng. Chúc bạn và gia đình sức khỏe và mạnh mẽ vượt qua giai đoạn dịch bệnh này.